HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH BIỆN PHÁP THI CÔNG TRẦN NHÔM GIẢ GỖ, CARO, TRẦN NHÔM ĐỤC LỖ TIÊU ÂM 600x600

 

Ngày nay, trần nhôm không còn quá xa lạ trong thi công dự án xây dựng. Nhờ những ưu điểm nổi trội của trần nhôm như nhẹ, bền, chống ăn mòn tốt, dễ gia công, chịu áp lực, uốn cong tốt nên loại trần này dần chiếm lĩnh thị trường. Thay thế cho các loại trần khác như trần thạch cao, trần nhựa, trần gỗ. Vậy thi công trần nhôm có dễ không? Qui trình thực hiện như thế nào? Có mấy loại trần nhôm?

Trần nhôm còn được gọi là trần kim loại, tấm hợp kim nhôm. Các tấm hợp kim nhôm này có độ dày mỏng khác nhau. Nhìn chung chúng có kích thước cơ bản từ 0.5mm trở lên. Tùy thuộc vào điều kiện chi phí của chủ nhà mà lựa chọn đồ dày mỏng khác nhau của tấm kim loại.







Trước khi thi công trần nhôm cần chuẩn bị gì?

An toàn lao động trước khi thi công trần nhôm

+ Mỗi công nhân phải có thể ra vào theo quy định của công trường.

+ Làm việc trong công trường phải có:

– Nón bảo vệ.

– Giày bảo hộ.

+ Làm trên cao phải có dây an toàn theo quy định của công trình.

+ Khi vào công trình phải tuân thủ theo Nội quy của công trình.

+ Các dụng cụ thi công đưa vào công trình như máy khoan bê tông, máy bắn vít; các ổ cắm điện… đều phải được kiểm tra an toàn.

Đặc điểm cấu tạo của các loại trần nhôm

Cấu tạo trần nhôm bao gồm: Các tấm trần, khung xương, ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc. Cụ thể chi tiết của các phụ kiện như sau:

  • Tấm trần có kích thước khoảng 60x60cm, mặt trước sơn tĩnh điện màu trắng. Mặt sau dán một màng tiêu âm màu đen.
  • Khung xương đồng bộ theo tiêu chuẩn
  • Chiều cao tấm nhôm từ 10mm
  • Độ dày tấm trần nhôm dao động từ 0.5-0.8mm
  • Bề mặt tấm nhôm được đục lỗ từ 1.8-3mm
  • Thanh V góc có độ rộng 20x20mm

Vì sao nên lắp đặt trần nhôm?

Trần nhôm rất được ưa chuộng lắp đặt tại các nhà ga, bệnh viện, tòa nhà, công xưởng. Loại trần này có nhiều điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Dễ dàng thi công, lắp đặt, sửa chữa khi có lỗi sai hỏng
  • Độ bền cao, không bị phai màu thay đổi theo thời gian
  • Dễ dàng vệ sinh, không cần sơn hay bảo dưỡng cầu kỳ
  • Khả năng chịu lửa tốt, chỉ số bắt lửa và lan truyền bằng 0, giúp đảm bảo an toàn
  • Khả năng giảm tiếng ồn tốt, không để âm thanh bên trong lọt ra ngoài, bên ngoài lọt vào trong

 

Biện pháp thi công trần nhôm một cách an toàn

Việc thi công trần nhôm không nhất thiết phải đòi hỏi sự cầu kì và tỉ mỉ. Tất nhiên đó là đối với những khu công nghiệp hay trung tâm thể thao. Còn với các khu vui chơi giải trí thường được bố trí sắp xếp khá kĩ lưỡng. An toàn và hợp lý là hai tiêu chí chính khi thi công trần nhôm. Dưới đây là những hướng dẫn lắp đặt trần nhôm giả gỗ.

Bước 1: Xác định độ cao trần

Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra cốt cao độ của trần thực tế so với cốt cao độ trần trong thiết kế. Nếu có sự sai lệch cần phải báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu để kịp thời đề ra biện pháp xử lý.

Bước 2: Đánh dấu cao độ cao trần

Dựa vào bản vẽ thiết kế. Đội lắp đặt sẽ đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Các dụng cụ thường dùng ở bước này là: máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực …

Bước 3: Treo nẹp viền tường

Nẹp viền được liên kết vào tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít. Khoảng cách tối đã giữa các lỗ đinh là 300mm.

Bước 4: Treo Ty

Ty treo một đầu được liên kết vào hệ xương chính và đầu kia được liên kết vào trần hoặc mái. Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm treo là 1200mm. Khoảng cách tối đa giữa điểm treo đầu tiên với tường là 300mm.

Bước 5: Cân Chỉnh Xương & Thả Tấm

Cân chỉnh mặt phẳng của hệ xương và thả tấm theo thiết kế. Nếu tấm trần nhẹ thì nên dùng kẹp để giữ tấm.

Cần lưu ý gì trong quá trình thi công trần nhôm vân gỗ?

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về quá trình thi công trần nhôm vân gỗ. Để có thể tạo dựng hệ trần bền chắc vốn không dễ dàng. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ các bước trên và chú ý thêm một vài các kinh nghiệm thi công như sau:

- Trước khi thi công cần tham khảo chi tiết về bản vẽ. Điều này sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về quy trình lắp đặt.

- Tốt nhất, nên liên kết hệ xương với nhau bằng các khớp nối tiêu chuẩn để có thể đảm bảo hệ trần chắc chắn, bền vững.

- Trong suốt quá trình thi công, hãy đeo găng tay để tránh bị thương bởi các cạnh nhôm nhé!

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn



MỘT SỐ DỰ ÁN ĐÃ THI CÔNG